Thi hành án dân sự thành phố Đông Hà kê biên tài sản thế chấp
Từ đơn của ông Nguyễn Văn Tường và bà Hoàng Thị Vân (vợ ông Tường) trú tại khu phố 8, phường 1, thành phố Đông Hà gửi đến Báo Quảng Trị phản ánh việc cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Đông Hà kê biên tài sản mà gia đình ông đang giao dịch là xâm phạm đến quyền công dân của vợ chồng ông; nhận thấy đây là tranh chấp dân sự có nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ, Báo Quảng Trị tìm hiểu và đăng bài: “Việc Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đông Hà kê biên tài sản thế chấp khi Ngân hàng đang xử lý để thu hồi nợ vay có đúng pháp luật ?” trong số báo ra ngày Thứ Hai, 11/6/2018. Để tiếp tục có cái nhìn đa chiều, khách quan hơn về vụ việc, Báo Quảng Trị trích đăng quan điểm của một số đại diện các cơ quan liên quan và các chuyên gia pháp lý trước diễn biến vụ án này.
Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh thành phố Đông Hà: Việc giải quyết tài sản thế chấp của Ngân hàng hoàn toàn đúng pháp luật.
Năm 2015, ông Đặng Sỹ Ái Quốc và Đặng Thị Lệ Hoa có tài sản là quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BC 095772 được thế chấp theo hợp đồng thế chấp số 01/ HĐTC ngày 28/1/2015 để đảm bảo các khoản vay theo 3 hợp đồng với tổng số tiền là 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng), tính đến ngày 9/12/2016 số tiền cộng cả gốc và lãi là 1.752.065.000 đồng (Một tỷ bảy trăm năm mươi hai triệu không trăm sáu lăm nghìn đồng). Tháng 12/2016, do làm ăn thua lỗ khiến ông Quốc và bà Hoa mất khả năng thanh toán, nên Ngân hàng tổ chức nhiều phiên làm việc với ông Quốc và bà Hoa rồi thống nhất phương án trong thời hạn 20 ngày, ông Quốc và bà Hoa tự tìm khách hàng mua. Trong thời hạn nêu trên, hai ông bà thông báo với Ngân hàng đã tìm được người mua là ông Nguyễn Văn Tường, bà Hoàng Thị Vân (vợ ông Tường), ở khu phố 8, phường 1, thành phố Đông Hà. Ông Tường và bà Vân thông báo cho Ngân hàng biết đã mua tài sản ông Quốc và bà Hoa đang thế chấp với giá đảm bảo cho Ngân hàng thu hồi toàn bộ nợ. Chúng tôi đồng ý cho ông Quốc và bà Hoa tự thỏa thuận việc mua bán. Trước khi trả tiền nợ, ông Quốc và bà Hoa thông báo cho Ngân hàng biết số tiền nộp vào Ngân hàng là của người mua tài sản thế chấp là ông Tường, bà Vân.
Như vậy Ngân hàng thực hiện đúng quy định về giải quyết tài sản thế chấp để thu hồi công nợ theo khoản 1 Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm: “Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật”. Thế nên phương thức xử lý tài sản thế chấp hai bên đã thỏa thuận rất rõ ràng trong hợp đồng là theo phương thức giao cho ông Quốc và bà Hoa bán trực tiếp. Hai phương thức xử lý tài sản thế chấp này đều có giá trị pháp lý ngang nhau.
Từ khi vụ án dân sự tranh chấp tài sản được Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà đưa ra xét xử, Ngân hàng đều phân công cán bộ có thẩm quyền tham gia đầy đủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của khách hàng, bảo vệ uy tín của đơn vị. Chúng tôi đã cung cấp cho Tòa án các căn cứ để xác định quyền ưu tiên của Ngân hàng đối với tài sản của ông Quốc và bà Hoa. Xác nhận ông Tường, bà Vân là người mua tài sản của ông Quốc và bà Hoa và cũng là khách hàng nộp tiền vào Ngân hàng trả nợ các khoản vay của ông Quốc và bà Hoa.
Luật sư Mai Thị Tuyết Nhung: Việc cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Đông Hà ra Quyết định kê biên tài sản là trái với quy định của pháp luật, gây thiệt hại rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Văn Tường và bà Hoàng Thị Vân.
Thứ nhất, việc Ngân hàng thế chấp tài sản đã xảy ra từ rất lâu trước khi có bản án (Hợp đồng thế chấp số 01/HĐTC ngày 28/1/2015, bản án số 31/2016/ DS-ST ngày 30/9/2016). Khoản nợ Ngân hàng đã quá hạn trước khi có bản án giữa các cá nhân trên. Phương thức xử lý tài sản thế chấp hai bên đã thỏa thuận rất rõ ràng trong hợp đồng là theo phương thức giao cho ông Quốc và bà Hoa bán trực tiếp hoặc thông qua người thứ ba. Ngân hàng cũng không hề nhận được yêu cầu không được xử lý hoặc sự phối hợp nào từ phía cơ quan Thi hành án dân sự.
Như vậy, rõ ràng ở đây, Ngân hàng đang xử lý tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Điều 355 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định xử lý tài sản thế chấp theo phương thức do các bên thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ; Khoản 1 Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm: Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, tuy pháp luật về thi hành án dân sự (THADS) luôn đứng về phía người được thi hành án, nhưng đối với tài sản bảo đảm của Ngân hàng thì người được thi hành án vẫn phải xếp hàng sau quyền của Ngân hàng theo quy định tại Điều 90 Luật THADS. Quyền ưu tiên đặc biệt này càng được khẳng định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số: 11/2016/TTLT- BTPTANDTC- VKSNDTC ngày 1/8/2016 của Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định: Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp đủ điều kiện để kê biên, xử lý theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự mà người nhận cầm cố, thế chấp đang tiến hành xử lý để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên không thực hiện việc kê biên, xử lý đối với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cầu người xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan Thi hành án dân sự, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, ông Quốc và bà Hoa không phải bán tài sản để tẩu tán, mà để hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Do đó, cơ quan Thi hành án không thể áp dụng một cách chung chung các quy định tại khoản 3 Điều 71, khoản 1 Điều 72, Điều 74, Điều 94 của Luật Thi hành án dân sự, Khoản 1 Điều 24 NĐ số 62/2015/ NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ để ra Quyết định kê biên mà trường hợp này phải được điều chỉnh theo Khoản 2 Điều 4 TTLT số11/2016/TTLT-BTPTANDTC-VKSNDTC ngày 1/8/2016 của BTP,TANDTC, VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự như đã nêu trên.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đông Hà: Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (ông Tường, bà Vân), công nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ký ngày 5/1/2017 giữa ông Nguyễn Văn Tường, bà Hoàng Thị Vân với ông Đặng Sỹ Ái Quốc và bà Đặng Thị Lệ Hoa đã được công chứng tại Phòng Công chứng số 2 là hợp pháp.
Thứ nhất, Ngân hàng đang xử lý tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Điều 355 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định xử lý tài sản thế chấp theo phương thức do các bên thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ; Khoản 1 Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm: Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết vào ngày 5/1/2017 giữa vợ chồng ông bà Đặng Sỹ Ái Quốc và Đặng Thị Lệ Hoa với ông Tường và bà Vân đã được Phòng Công chứng số 2 công chứng đảm bảo về mặt hình thức và nội dung, đúng pháp luật. Ông Quốc, bà Hoa cầm cố tài sản tại Ngân hàng, nhưng qua thời gian không có khả năng trả nợ nên Ngân hàng đưa ra hai hình thức xử lý tài sản và ông Quốc, bà Hoa chọn hình thức tự tìm khách hàng mua (có văn bản đồng ý của Ngân hàng). Sau khi tìm được người mua, ông Quốc và bà Hoa thông báo cho Ngân hàng để được hướng dẫn các thủ tục. Ông Tường, bà Vân nộp tiền vào Ngân hàng để hoàn thành nghĩa vụ cho ông Quốc và bà Hoa (có xác nhận của Ngân hàng tiền trả nợ là của ông Tường, bà Vân). Như vậy việc xử lý tài sản của Ngân hàng, việc mua bán tài sản giữa ông Tường, bà Vân, ông Quốc, bà Hoa rất minh bạch, đúng pháp luật.
Thứ ba, về việc cơ quan THADS TP. Đông Hà ra Quyết định số 06/QĐ- CCTHADS ngày 11/1/2017 cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong lúc Ngân hàng đang tiến hành xử lý tài sản nợ vay của ông Quốc và bà Hoa, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đông Hà nhận thấy: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch Số: 11/2016/ TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 1/8/2016 của Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định: Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp đủ điều kiện để kê biên, xử lý theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự mà người nhận cầm cố, thế chấp đang tiến hành xử lý để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên không thực hiện việc kê biên, xử lý đối với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cầu người xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan Thi hành án dân sự, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết theo quy định của pháp luật
Từ những phân tích đánh giá nêu trên, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đông Hà đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (ông Tường, bà Vân), công nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ký ngày 5/1/2017 của ông Nguyễn Văn Tường, bà Hoàng Thị Vân với ông Đặng Sỹ Ái Quốc và bà Đặng Thị Lệ Hoa đã được công chứng tại Phòng Công chứng số 2 là hợp pháp.
Luật gia Võ Công Hoan, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị: Tòa án nhân dân TP. Đông Hà chưa cần thiết phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn ông Nguyễn Văn Tường và bà Hoàng Thị Vân; bị đơn là ông Đặng Sỹ Ái Quốc và bà Đặng Thị Lệ Hoa.
Ngày 18/4/2018 Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà mở phiên tòa giải quyết vụ án dân sự việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Tường và bà Hoàng Thị Vân; bị đơn là ông Đặng Sỹ Ái Quốc và bà Đặng Thị Lệ Hoa. Tuy nhiên phiên tòa này bị hoãn do vắng mặt của một số người tham gia tố tụng. Đến ngày 16/5/2018 Tòa mở lại phiên tòa lần 2 và tiến hành xét xử, kết thúc phiên tòa, HĐXX thông báo thời gian nghị án kéo dài 5 ngày và sẽ tuyên án vào lúc 15h30 phút ngày 23/5/2018. Đến 15h30 phút ngày 23/5/2018, phiên tòa được mở lại nhưng HĐXX không tuyên án mà quay trở lại hỏi vài vấn đề rồi ra Quyết định tạm ngừng phiên tòa (Quyết định số 03/2018/QĐST-DS ngày 23/5/2018) và ấn định phiên tòa sẽ được tiếp tục vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 1/6/2018. Tuy nhiên, đến cuối ngày 31/5/2018 Tòa ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án này.
Thứ nhất, tôi nhận thấy “vấn đề” ở đây là Tòa sơ thẩm đã kéo dài thời hạn giải quyết và trì hoãn việc tuyên án, gây thiệt thòi cho các bên liên quan.
Thứ hai, Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 07/2018/QĐST-DS ngày 31/5/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà nêu lý do chung chung: “Cần đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án” là thiếu tính thuyết phục.
Theo Điều 259 Bộ Luật tố tụng dân sự cho phép tạm ngừng phiên tòa, sau đó ra Quyết định tạm đình chỉ nếu có căn cứ xác đáng. Phải hiểu “căn cứ xác đáng” ở đây là tình tiết, hồ sơ, chứng cứ cụ thể của từng cá nhân, tổ chức liên quan cần phải xác minh, thu thập, bổ sung, mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện ngay tại phiên tòa.
Ở vụ án này, theo tôi có 3 vấn đề cần phải chứng minh rõ:
- Có hay không việc hộ gia đình ông bà Đặng Sỹ Ái Quốc và Đặng Thị Lệ Hoa thế chấp tài sản cho Ngân hàng để vay vốn?
- Việc mua bán tài sản bị cơ quan Thi hành án ra Quyết định cưỡng chế kê biên có đúng là mua bán tài sản thế chấp hay không?
- Cơ quan Thi hành án ra Quyết định tạm dừng và Quyết định cưỡng chế, kê biên có đúng quy định của pháp luật hay không?
Tại các phiên công khai chứng cứ, hòa giải và tại phiên tòa HĐXX đã nghe đầy đủ ý kiến trình bày của các đương sự và tiến hành hỏi những người tham gia tố tụng hết sức kỹ lưỡng, đã làm rõ được các vấn đề cần chứng minh để giải quyết vụ án. Theo đó các vấn đề nêu trên đã có đầy đủ các tài liệu chứng cứ do các cơ quan, tổ chức cung cấp để HĐXX đủ căn cứ để xem xét đánh giá và trên cơ sở các quy định của pháp luật ra phán quyết. Thế nên, nếu lý do nào khác buộc Tòa ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự này, thì phải nêu cụ thể cá nhân, tổ chức nào, thu thập, bổ sung, xác minh tình tiết gì mới để giải quyết vụ án. Theo tôi không nên ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự này.
Ông Tường bức xúc gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền |
Báo Quảng Trị kịp thời thông tin vụ việc đến bạn đọc |
Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị Võ Công Hoan không đồng tình với quyết định của Tòa án nhân dân T.P Đông Hà |
Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh thành phố Đông Hà: Việc giải quyết tài sản thế chấp của Ngân hàng hoàn toàn đúng pháp luật.
Năm 2015, ông Đặng Sỹ Ái Quốc và Đặng Thị Lệ Hoa có tài sản là quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BC 095772 được thế chấp theo hợp đồng thế chấp số 01/ HĐTC ngày 28/1/2015 để đảm bảo các khoản vay theo 3 hợp đồng với tổng số tiền là 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng), tính đến ngày 9/12/2016 số tiền cộng cả gốc và lãi là 1.752.065.000 đồng (Một tỷ bảy trăm năm mươi hai triệu không trăm sáu lăm nghìn đồng). Tháng 12/2016, do làm ăn thua lỗ khiến ông Quốc và bà Hoa mất khả năng thanh toán, nên Ngân hàng tổ chức nhiều phiên làm việc với ông Quốc và bà Hoa rồi thống nhất phương án trong thời hạn 20 ngày, ông Quốc và bà Hoa tự tìm khách hàng mua. Trong thời hạn nêu trên, hai ông bà thông báo với Ngân hàng đã tìm được người mua là ông Nguyễn Văn Tường, bà Hoàng Thị Vân (vợ ông Tường), ở khu phố 8, phường 1, thành phố Đông Hà. Ông Tường và bà Vân thông báo cho Ngân hàng biết đã mua tài sản ông Quốc và bà Hoa đang thế chấp với giá đảm bảo cho Ngân hàng thu hồi toàn bộ nợ. Chúng tôi đồng ý cho ông Quốc và bà Hoa tự thỏa thuận việc mua bán. Trước khi trả tiền nợ, ông Quốc và bà Hoa thông báo cho Ngân hàng biết số tiền nộp vào Ngân hàng là của người mua tài sản thế chấp là ông Tường, bà Vân.
Như vậy Ngân hàng thực hiện đúng quy định về giải quyết tài sản thế chấp để thu hồi công nợ theo khoản 1 Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm: “Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật”. Thế nên phương thức xử lý tài sản thế chấp hai bên đã thỏa thuận rất rõ ràng trong hợp đồng là theo phương thức giao cho ông Quốc và bà Hoa bán trực tiếp. Hai phương thức xử lý tài sản thế chấp này đều có giá trị pháp lý ngang nhau.
Từ khi vụ án dân sự tranh chấp tài sản được Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà đưa ra xét xử, Ngân hàng đều phân công cán bộ có thẩm quyền tham gia đầy đủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của khách hàng, bảo vệ uy tín của đơn vị. Chúng tôi đã cung cấp cho Tòa án các căn cứ để xác định quyền ưu tiên của Ngân hàng đối với tài sản của ông Quốc và bà Hoa. Xác nhận ông Tường, bà Vân là người mua tài sản của ông Quốc và bà Hoa và cũng là khách hàng nộp tiền vào Ngân hàng trả nợ các khoản vay của ông Quốc và bà Hoa.
Luật sư Mai Thị Tuyết Nhung: Việc cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Đông Hà ra Quyết định kê biên tài sản là trái với quy định của pháp luật, gây thiệt hại rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Văn Tường và bà Hoàng Thị Vân.
Thứ nhất, việc Ngân hàng thế chấp tài sản đã xảy ra từ rất lâu trước khi có bản án (Hợp đồng thế chấp số 01/HĐTC ngày 28/1/2015, bản án số 31/2016/ DS-ST ngày 30/9/2016). Khoản nợ Ngân hàng đã quá hạn trước khi có bản án giữa các cá nhân trên. Phương thức xử lý tài sản thế chấp hai bên đã thỏa thuận rất rõ ràng trong hợp đồng là theo phương thức giao cho ông Quốc và bà Hoa bán trực tiếp hoặc thông qua người thứ ba. Ngân hàng cũng không hề nhận được yêu cầu không được xử lý hoặc sự phối hợp nào từ phía cơ quan Thi hành án dân sự.
Như vậy, rõ ràng ở đây, Ngân hàng đang xử lý tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Điều 355 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định xử lý tài sản thế chấp theo phương thức do các bên thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ; Khoản 1 Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm: Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, tuy pháp luật về thi hành án dân sự (THADS) luôn đứng về phía người được thi hành án, nhưng đối với tài sản bảo đảm của Ngân hàng thì người được thi hành án vẫn phải xếp hàng sau quyền của Ngân hàng theo quy định tại Điều 90 Luật THADS. Quyền ưu tiên đặc biệt này càng được khẳng định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số: 11/2016/TTLT- BTPTANDTC- VKSNDTC ngày 1/8/2016 của Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định: Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp đủ điều kiện để kê biên, xử lý theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự mà người nhận cầm cố, thế chấp đang tiến hành xử lý để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên không thực hiện việc kê biên, xử lý đối với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cầu người xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan Thi hành án dân sự, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, ông Quốc và bà Hoa không phải bán tài sản để tẩu tán, mà để hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Do đó, cơ quan Thi hành án không thể áp dụng một cách chung chung các quy định tại khoản 3 Điều 71, khoản 1 Điều 72, Điều 74, Điều 94 của Luật Thi hành án dân sự, Khoản 1 Điều 24 NĐ số 62/2015/ NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ để ra Quyết định kê biên mà trường hợp này phải được điều chỉnh theo Khoản 2 Điều 4 TTLT số11/2016/TTLT-BTPTANDTC-VKSNDTC ngày 1/8/2016 của BTP,TANDTC, VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự như đã nêu trên.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đông Hà: Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (ông Tường, bà Vân), công nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ký ngày 5/1/2017 giữa ông Nguyễn Văn Tường, bà Hoàng Thị Vân với ông Đặng Sỹ Ái Quốc và bà Đặng Thị Lệ Hoa đã được công chứng tại Phòng Công chứng số 2 là hợp pháp.
Thứ nhất, Ngân hàng đang xử lý tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Điều 355 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định xử lý tài sản thế chấp theo phương thức do các bên thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ; Khoản 1 Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm: Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết vào ngày 5/1/2017 giữa vợ chồng ông bà Đặng Sỹ Ái Quốc và Đặng Thị Lệ Hoa với ông Tường và bà Vân đã được Phòng Công chứng số 2 công chứng đảm bảo về mặt hình thức và nội dung, đúng pháp luật. Ông Quốc, bà Hoa cầm cố tài sản tại Ngân hàng, nhưng qua thời gian không có khả năng trả nợ nên Ngân hàng đưa ra hai hình thức xử lý tài sản và ông Quốc, bà Hoa chọn hình thức tự tìm khách hàng mua (có văn bản đồng ý của Ngân hàng). Sau khi tìm được người mua, ông Quốc và bà Hoa thông báo cho Ngân hàng để được hướng dẫn các thủ tục. Ông Tường, bà Vân nộp tiền vào Ngân hàng để hoàn thành nghĩa vụ cho ông Quốc và bà Hoa (có xác nhận của Ngân hàng tiền trả nợ là của ông Tường, bà Vân). Như vậy việc xử lý tài sản của Ngân hàng, việc mua bán tài sản giữa ông Tường, bà Vân, ông Quốc, bà Hoa rất minh bạch, đúng pháp luật.
Thứ ba, về việc cơ quan THADS TP. Đông Hà ra Quyết định số 06/QĐ- CCTHADS ngày 11/1/2017 cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong lúc Ngân hàng đang tiến hành xử lý tài sản nợ vay của ông Quốc và bà Hoa, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đông Hà nhận thấy: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch Số: 11/2016/ TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 1/8/2016 của Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định: Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp đủ điều kiện để kê biên, xử lý theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự mà người nhận cầm cố, thế chấp đang tiến hành xử lý để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên không thực hiện việc kê biên, xử lý đối với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cầu người xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan Thi hành án dân sự, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết theo quy định của pháp luật
Từ những phân tích đánh giá nêu trên, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đông Hà đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (ông Tường, bà Vân), công nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ký ngày 5/1/2017 của ông Nguyễn Văn Tường, bà Hoàng Thị Vân với ông Đặng Sỹ Ái Quốc và bà Đặng Thị Lệ Hoa đã được công chứng tại Phòng Công chứng số 2 là hợp pháp.
Luật gia Võ Công Hoan, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị: Tòa án nhân dân TP. Đông Hà chưa cần thiết phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn ông Nguyễn Văn Tường và bà Hoàng Thị Vân; bị đơn là ông Đặng Sỹ Ái Quốc và bà Đặng Thị Lệ Hoa.
Ngày 18/4/2018 Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà mở phiên tòa giải quyết vụ án dân sự việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Tường và bà Hoàng Thị Vân; bị đơn là ông Đặng Sỹ Ái Quốc và bà Đặng Thị Lệ Hoa. Tuy nhiên phiên tòa này bị hoãn do vắng mặt của một số người tham gia tố tụng. Đến ngày 16/5/2018 Tòa mở lại phiên tòa lần 2 và tiến hành xét xử, kết thúc phiên tòa, HĐXX thông báo thời gian nghị án kéo dài 5 ngày và sẽ tuyên án vào lúc 15h30 phút ngày 23/5/2018. Đến 15h30 phút ngày 23/5/2018, phiên tòa được mở lại nhưng HĐXX không tuyên án mà quay trở lại hỏi vài vấn đề rồi ra Quyết định tạm ngừng phiên tòa (Quyết định số 03/2018/QĐST-DS ngày 23/5/2018) và ấn định phiên tòa sẽ được tiếp tục vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 1/6/2018. Tuy nhiên, đến cuối ngày 31/5/2018 Tòa ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án này.
Thứ nhất, tôi nhận thấy “vấn đề” ở đây là Tòa sơ thẩm đã kéo dài thời hạn giải quyết và trì hoãn việc tuyên án, gây thiệt thòi cho các bên liên quan.
Thứ hai, Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 07/2018/QĐST-DS ngày 31/5/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà nêu lý do chung chung: “Cần đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án” là thiếu tính thuyết phục.
Theo Điều 259 Bộ Luật tố tụng dân sự cho phép tạm ngừng phiên tòa, sau đó ra Quyết định tạm đình chỉ nếu có căn cứ xác đáng. Phải hiểu “căn cứ xác đáng” ở đây là tình tiết, hồ sơ, chứng cứ cụ thể của từng cá nhân, tổ chức liên quan cần phải xác minh, thu thập, bổ sung, mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện ngay tại phiên tòa.
Ở vụ án này, theo tôi có 3 vấn đề cần phải chứng minh rõ:
- Có hay không việc hộ gia đình ông bà Đặng Sỹ Ái Quốc và Đặng Thị Lệ Hoa thế chấp tài sản cho Ngân hàng để vay vốn?
- Việc mua bán tài sản bị cơ quan Thi hành án ra Quyết định cưỡng chế kê biên có đúng là mua bán tài sản thế chấp hay không?
- Cơ quan Thi hành án ra Quyết định tạm dừng và Quyết định cưỡng chế, kê biên có đúng quy định của pháp luật hay không?
Tại các phiên công khai chứng cứ, hòa giải và tại phiên tòa HĐXX đã nghe đầy đủ ý kiến trình bày của các đương sự và tiến hành hỏi những người tham gia tố tụng hết sức kỹ lưỡng, đã làm rõ được các vấn đề cần chứng minh để giải quyết vụ án. Theo đó các vấn đề nêu trên đã có đầy đủ các tài liệu chứng cứ do các cơ quan, tổ chức cung cấp để HĐXX đủ căn cứ để xem xét đánh giá và trên cơ sở các quy định của pháp luật ra phán quyết. Thế nên, nếu lý do nào khác buộc Tòa ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự này, thì phải nêu cụ thể cá nhân, tổ chức nào, thu thập, bổ sung, xác minh tình tiết gì mới để giải quyết vụ án. Theo tôi không nên ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự này.
Có thể bạn quan tâm:
Post a Comment