7 Bí Kíp Lung Linh Khi Chụp Với Điện Thoại
Chụp ảnh bằng điện thoại có đẹp không? Tại sao không? nếu bạn bỏ túi những bí quyết sau đây. Chắc chắn với những bí quyết này, bạn sẽ có những bức ảnh chụp bằng điện thoại đẹp, nghệ thuật không thua gì máy ảnh đấy.
1 Điều chỉnh ánh sáng vừa phải
Để có một bức ảnh đẹp, trước hết bạn cần làm chủ ánh sáng. Cảm biến máy ảnh trên điện thoại thường không đem lại hình ảnh đẹp khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, vì thế tốt nhất hãy luôn đảm bảo ánh sáng cho từng shoot hình.
Tốt nhất bạn nên cài đặt ISO 100 hoặc thấp hơn, vì với thông số ISO này bức ảnh sẽ ít “sạn” hơn. Một cách khác để có được ánh sáng khi chụp ảnh đó là sử dụng ánh sáng nhân tạo hay đèn flash cũng không đem lại hiệu quả cao đối với camera trên điện thoai, vì thế bạn cũng nên hạn chế sử dụng. Ánh sáng tự nhiên vẫn luôn là nguồn sáng tuyệt vời nhất.
Ngoài ra, để làm chủ ánh sáng, bạn nên chọn những chế độ thích hợp với mỗi loại ánh sáng khác nhau như hoàng hôn, bóng râm, đèn trong nhà và ngoài trời.
2 Hạn chế tối đa việc zoom
Hầu hết camera điện thoại hiện nay đều có khả năng zoom ảnh tuy nhiên đó chỉ là zoom kỹ thuật số chứ không phải zoom quang học. Đấy là lý do vì sao khi zoom ảnh trên điện thoại sẽ làm giảm rõ rệt chất lượng hình ảnh. Việc phóng to hình ảnh trước khi chụp không cho phép bạn điều chỉnh lại hình ảnh thực tế mà vô tình còn làm mất đi các chi tiết quan trọng và làm giảm chất lượng hình ảnh.
Do vậy, để có được hình ảnh tốt nhất thì bạn không nên sử dụng tính năng zoom. Nếu muốn chụp rõ một chi tiết nào đó thì tốt hơn hết là bạn nên điều chỉnh khoảng cách giữ máy và chủ thể được chụp. Đặc biệt là khi chụp hình chân dung, hãy tiến lại gần đến mức có thể để những chi tiết cá nhân độc đáo nhất được thể hiện 1 cách rõ nhất.
3 Chọn bố cục ảnh hợp lý
Chủ thể nằm chính giữa khung hình thường lôi cuốn sự chú ý nhưng làm cho bức hình thiếu chiều sâu. Do đó, việc sử dụng nguyên tắc 1/3 luôn là bí quyết để có bức hình thu hút. Ngoài ra các bạn nên tham khảo thêm 1 số nguyên tắc sau : + Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.+ Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao; Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh; Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh…
Hay áp dụng kỹ thuật cơ bản nhất của nhiếp ảnh là dùng toàn bộ khung hình để chụp. Đôi khi, chính sự hòa hợp hay tương phản giữa đối tượng với khung cảnh mới tạo nên sự đặc sắc cho bức ảnh.
4 Cầm chắc điện thoại
Ống kính của điện thoại chụp ảnh rất nhỏ nên rất nhạy cảm với những động tác rung tay. Vì vậy, hãy cố giữ vững điện thoại càng ổn định càng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện ánh sáng yếu vì lúc này tốc độ chớp sáng của máy ảnh sẽ cao hơn. Để chắc chắn máy ảnh không bị rung, bạn có thể đặt điện thoại hoặc tỳ tay lên một vật cố định khi chụp ảnh. Hoặc bạn cũng có thể đầu tư thiết bị chống rung trên điện thoại như gimbal.
Thêm một chi tiết chắc có khá nhiều bạn chưa biết là các loại điện thoại máy ảnh thường có một khoảng chờ nhất định, khoảng 1 giây hoặc lâu hơn, từ khi bạn bấm nút chụp đến khi bức ảnh thực sự được chụp. Vì vậy bạn vẫn phải giữ điện thoại một lúc cho đến khi chắc chắn là ảnh đã được chụp.
5 Luôn giữ ống kính sạch sẽ
Không có gì ngạc nhiên khi ống kính trên điện thoại di động có những dấu tay hay bụi bẩn bám vào khi bạn hay ai khác cầm và sử dụng nó. Hãy chắc rằng ống kính của bạn sẽ được lau sạch sẽ trước khi bấm máy.
6 Tắt âm thanh
Hầu hết điện thoại chụp hình đều có chế độ âm thanh cài đặt sẵn khi chụp. Vì vậy, bạn nên tắt tiếng báo hiệu nếu muốn có được những tấm ảnh tự nhiên và sinh động nhất.
7 Chỉnh sửa hậu kì
Mặc dù hiện nay nhiều điện thoại có chức năng chỉnh sửa ảnh và tiện lợi như camera 360 độ, tuy nhiên bạn nên sửa những bức ảnh đó trên máy tính thì sẽ có kết quả tốt hơn.Giai đoạn cuối cùng sau khi chụp một bức ảnh đó là giai đoạn xử lý hậu kỳ. Tất cả cá chi tiết cần thiết đều đã được chụp, tuy nhiên bức ảnh sẽ trở nên sống động hơn nếu bạn chỉnh sửa một chút.
Có thể kể đến một số phần mềm chỉnh sửa hậu kỳ hiệu quả, chất lượng cho điện thoại như: Lightroom, Snapseed, VSCO, Prisma, Photoshop Express, Bonfire Photo Editor Pro…
Hy vọng những bí quyết chụp ảnh đẹp bằng điện thoại trên sẽ giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp xung quanh. Và hãy chia sẻ với Anh Đức Digital những bức ảnh chụp bằng điện thoại đẹp nhất của bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Post a Comment